Đặc điểm Larissa (vệ tinh)

Mặt trước và sau của vệ tinh LarissaBản đồ của LarissaMột hình ảnh mô phỏng của vệ tinh Larissa đang quay quanh Sao Hải Vương. Các chi tiết trên bề mặt là giả tưởng.

Là vệ tinh lớn thứ tư của Sao Hải Vương, vệ tinh Larissa có hình dạng dị thường (không có hình cầu) và có vẻ như bị va chạm nặng nề, với không dấu hiệu nào của sự biến đổi địa chất. Ngoài ra không còn thông tin gì được biết tới. Có khả năng là vệ tinh Larissa, giống như các vệ tinh khác bên trong vệ tinh Triton, là một khối mảnh vụn tái hình thành quanh một hạt nhân từ các mảnh vỡ của các vệ tinh gốc của Sao Hải Vương, những vệ tinh mà đã bị đập vỡ bởi những sự nhiễu loạn từ vệ tinh Triton ngay sau khi vệ tinh này bị bắt giữ vào một quỹ đạo ban đầu có độ lệch tâm rất cao.[11]

Quỹ đạo của vệ tinh Larissa có hình tròn nhưng không hoàn hảo và nằm bên dưới bán kính quỹ đạo đồng bộ của Sao Hải Vương, vậy nên nó di chuyển xoắn ốc dần vào trong do tác động của lực thủy chiều và sau cùng có thể va chạm vào khí quyển của Sao Hải Vương, hoặc vỡ vụn thành một vành đai hành tinh khi vượt qua giới hạn Roche do lực dãn thủy chiều, cũng giống như cách vệ tinh Triton sẽ đâm vào Sao Hải Vương hoặc sẽ vỡ vụn thành một vành đai hành tinh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Larissa (vệ tinh) http://www.dtm.ciw.edu/users/sheppard/satellites/n... http://adsabs.harvard.edu/abs/1982Sci...215..289R http://adsabs.harvard.edu/abs/1989Sci...246.1422S http://adsabs.harvard.edu/abs/1992Icar...99..390B http://adsabs.harvard.edu/abs/1994EM&P...65...31S http://adsabs.harvard.edu/abs/2003Icar..162..400K http://adsabs.harvard.edu/abs/2004AJ....128.1412J http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/03600/03608.h... http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/04800/04824.h... http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/05300/05347.h...